30 con giòi trong cổ họng bệnh nhân mở nội khí quản
Một nam bệnh nhân phải mở ống nội khí quản. Hai tháng gần đây, vết thương xuất hiện mùi hôi khó chịu. Những ngày đỉnh điểm, cổ của bệnh nhân sưng, kèm theo xuất hiện ký sinh trùng.
Người nhà bệnh nhân cho biết: "không nói được, bác cứ chỉ vào họng, cúi xuống nhìn thì có mấy con ký sinh trùng nó bâu ở ngoài, đang chuẩn bị chui ra nữa. Thế là đêm hôm tôi phải cho vào viện ngay".
Các bác sĩ của Bệnh viện tai mũi họng TW xác định trong cổ họng bệnh nhân, phần ống mở nội khí quản có giòi làm tổ. Sau vài giờ, các bác sĩ đã gắp được khoảng 30 con giòi từ cổ họng bệnh nhân. Sức khỏe bệnh nhân sau đó đã có những tiến triển, cổ họng không còn sưng và mùi khó chịu, các chức năng dần được phục hồi.

Ths. Bác sĩ Trần Hữu Thắng, Bệnh viện Tai mũi họng TW, cho biết: "với những trường hợp như thế này, bệnh nhân được người nhà vệ sinh ống mở nội khí quản chưa đúng quy cách. Đây là trường hợp rất hiếm xảy ra ở những bệnh nhân mở khí quản. Giòi phát triển nhanh, càng để lâu càng nguy hiểm".
Các bác sĩ khuyến cáo, những bệnh nhân phẫu thuật, đặt calnuyn khí quản cần thay băng, rửa vết mở khí quản mỗi ngày một lần. Sau khi vệ sinh, cần quan sát vùng da xung quanh, kiểm tra màu sắc, che lỗ mở khí quản bằng miếng gạc ẩm để tránh bụi bẩn và dị vật rơi vào đường thở. Cần định kì đến trung tâm y tế để khám lại vết mở khí quản.


Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.
Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.
Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
0