292 người đã chết và mất tích do bão lũ
Theo báo cáo của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 11 giờ ngày 11/9, số người tử vong và mất tích đã lên tới 292 người.
Cụ thể:
- Lào Cai: 155 người (53 người chết, 102 người mất tích);
- Cao Bằng: 52 người tại huyện Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích);
- Yên Bái: 40 người do sạt lở đất (37 người chết, 3 người mất tích);
- Quảng Ninh: 13 người chết (12 người do bão, 1 người do lũ cuốn);
- Hải Phòng: 2 người chết do bão;
- Hải Dương: 1 người chết do bão;
- Hà Nội: 1 người chết do bão;
- Hòa Bình: 5 người chết do sạt lở đất;
- Lạng Sơn: 3 người chết do lũ cuốn và sạt lở đất;
- Bắc Giang: 2 người chết do lũ cuốn;
- Tuyên Quang: 3 người (2 người chết, 1 người mất tích do lũ);
- Hà Giang: 2 người (1 người chết, 1 người mất tích);
- Lai Châu: 1 người chết do sạt lở đất;
- Vĩnh Phúc: 2 người (1 người chết, 1 người mất tích do lật thuyền);
- Phú Thọ: 10 người (8 người mất tích do sự cố sập cầu Phong Châu, 1 người mất tích do lũ, 1 người chết do sạt lở đất).
Về thiệt hại nông nghiệp, hiện đã có 160.851 ha lúa bị ngập úng, với các khu vực thiệt hại tập trung tại Hải Phòng (25.780 ha), Thái Bình (11.000 ha), Hà Nội (27.318 ha), Bắc Giang (17.138 ha), Hưng Yên (12.119 ha), Hải Dương (18.500 ha), và các địa phương khác.

Ngoài ra, khoảng 30.700 ha hoa màu bị ngập úng, với thiệt hại chủ yếu tại Hải Phòng (2.614 ha), Nam Định (509 ha), Thái Bình (3.345 ha), Hà Nội (4.046 ha), Hải Dương (3.000 ha), Hòa Bình (6.728 ha), và Lạng Sơn (1.393 ha).
Cây ăn quả cũng bị hư hại nặng nề với 16.243 ha, đặc biệt tại Hải Phòng (2.550 ha), Hà Nội (3.924 ha), Bắc Giang (1.927 ha), Thái Bình (1.385 ha), Hưng Yên (1.841 ha), và Hải Dương (3.000 ha).

Ngành thủy sản chịu thiệt hại lớn với 1.610 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng hoặc cuốn trôi, tập trung tại Quảng Ninh (1.000 lồng bè) và Hải Dương (300 lồng bè). Số lượng gia súc bị chết là 1.313 con, trong khi gia cầm bị thiệt hại lên tới 793.755 con, với các thiệt hại tập trung tại Hải Dương (320.000 con) và Hải Phòng (345.610 con).
Do thời gian bão kéo dài và cường độ gió mạnh, khoảng 101.344 nhà ở đã bị hư hỏng, tập trung tại Quảng Ninh (70.584 nhà), Hải Phòng (13.927 nhà), Bắc Ninh (3.450 nhà), Lạng Sơn (2.972 nhà), Bắc Giang (2.560 nhà), và Yên Bái (1.754 nhà). Thêm vào đó, 40.125 nhà bị ngập, bao gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nội, và Thanh Hóa.

Ngoài thiệt hại về nhà cửa, nhiều cơ sở hạ tầng như cửa hàng, trụ sở, trường học đã bị hư hỏng. Biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gãy đổ. Cây xanh đô thị bị bật gốc tại nhiều khu vực, đặc biệt là ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hà Nội. Các bộ, ngành, và địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả, thực hiện công tác cứu nạn, hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, và khôi phục các hoạt động thiết yếu để ổn định đời sống người dân.


Với 100% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; ấn định ngày bầu cử khóa mới.
Hệ thống thẻ vé liên thông các loại hình vận tải công cộng tàu điện, xe buýt ở Thủ đô dự kiến khai trương vào ngày 2/9, theo thông tin từ Sở Xây dựng Hà Nội.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã được chọn để trao Giải thưởng lớn tại Lễ trao Giải Kiến trúc quốc gia lần thứ 16 diễn ra vào tối 20/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 dự kiến được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu đề xuất cho người từ 16 tuổi trở lên được góp vốn thành lập doanh nghiệp vì người đủ 16 tuổi không còn là trẻ em, có quyền lao động.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
0