26 trường ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại

Tính đến ngày 19/9, toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, trong số 26 trường còn phải cho học sinh nghỉ học trực tiếp, có 9 trường mầm non, 9 trường tiểu học, 8 trường trung học cơ sở; huyện Chương Mỹ là đơn vị hiện còn nhiều trường phải nghỉ học trực tiếp nhất, với 16 trường.

Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu bão đã khiến ngành giáo dục cả nước chịu hại nặng nề. Ngành giáo dục Hà Nội không bị thiệt hại về người, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nhiều cây xanh bị hư hỏng.

Đến thời điểm hiện tại, vẫn còn hàng chục trường bị ngập hoặc chưa bảo đảm các điều kiện an toàn để đón học sinh. Tùy điều kiện cụ thể, các trường đang linh hoạt áp dụng các hình thức dạy học như giao bài tập, hướng dẫn tự học.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết cũng như những ảnh hưởng vừa qua của bão, với các trường đang tổ chức dạy học trực tiếp, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường tiếp tục tập trung khắc phục hậu quả, rà soát kỹ các điều kiện bảo đảm an toàn, tăng cường phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.