26/26 cơ sở y tế huyện Sóc Sơn đạt chuẩn quốc gia

UBND huyện đã bố trí 206 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 18 dự án về lĩnh vực y tế trong giai đoạn 2021-2025, duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế tại 26/26 xã, thị trấn.

Trải qua nhiều lần chia tách, hợp nhất với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, ngành y tế huyện Sóc Sơn, Hà Nội, không ngừng phát triển, lớn mạnh. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của huyện được đầu tư khang trang, hiện đại. Đến nay, hệ thống y tế của huyện đã phát triển hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Từ đó, tỷ suất sinh thô giảm, tỷ lệ sinh con thứ 3 được kiềm chế. Tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe điện tử trên địa bàn đạt 98,2%.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm nay, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú cho BS CKII Tạ Văn Sứng - Giám đốc BV ĐK Sóc Sơn và BS CKI Lê Đức Tuyên - Giám đốc Trung tâm y tế Sóc Sơn. UBND thành phố tặng bằng khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân; UBND huyện Sóc Sơn tặng giấy khen cho 35 tập thể và 45 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người bị xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước, kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa, đau đầu dữ dội, có thể là dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ và cần được xử lý y tế khẩn cấp.

Một bệnh nhân đau bụng dữ dội nhưng chủ quan không đi thăm khám, tự uống thuốc giảm đau khiến cấp cứu chậm trễ và gây vỡ ruột thừa.

Một bộ phận người dân còn chủ quan trong phòng bệnh sốt xuất huyết, có bệnh nhưng không đi khám tại các cơ sở y tế dẫn đến hậu quả không mong muốn.

Mặc dù COVID-19 được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm B, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn yêu cầu các bệnh viện duy trì đầy đủ vật tư, trang thiết bị cũng như các phương án thu dung người bệnh.

Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới Covid-19 nào đáng lo ngại, tuy nhiên ngành Y tế đang theo dõi sát sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đang lan nhanh tại một số nước châu Á và các bệnh viện luôn chuẩn bị để thích ứng với tình hình mới của dịch bệnh.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA (thuộc Đại học California, Los Angeles, Mỹ) đã thực hiện thành công ca ghép bàng quang cho người đầu tiên trên thế giới.