250 đại biểu tham dự Đại hội các dân tộc thiểu số Hà Nội
Tham dự Đại hội có Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội Y Thanh Hà Niê K’đăm; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Phạm Qúy Tiên, cùng lãnh đạo các huyện, sở, ban, ngành và 250 đại biểu chính thức đại diện cho các dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn Thủ đô.
Đại hội đã tổng kết, đánh giá công tác dân tộc trong 5 năm (2019-2023) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới. Báo cáo của Đại hội khẳng định, trong thời gian qua, thành phố đã dành nguồn lực hàng nghìn tỷ đồng phục vụ các chính sách của Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, riêng lĩnh vực giáo dục, giai đoạn này thành phố đã bố trí trên 4.500 tỷ đồng đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở giáo dục trường công lập; hỗ trợ 63 tỷ đồng cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Đối với hỗ trợ sản xuất, trong 5 năm đã có trên 302 tỷ đồng được uỷ thác qua chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội để đáp ứng nhu cầu vay vốn nâng cao chất lượng cuộc sống, tổ chức sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến nay, nhiều chỉ tiêu quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ III đã đạt và vượt, nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 10%; thu nhập bình quân đầu người tăng đạt khoảng 65 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm, tăng trên 30 triệu so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm nhanh, đến nay tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số là 0,38%; trên 80% trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% xã dân tộc, miền núi đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% số hộ được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đại hội lần này là dịp để các đại biểu đánh giá công tác thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra ở kỳ Đại hội trước đồng thời đánh giá, phân tích đúng những khó khăn, hạn chế để từ đó đưa ra những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2024-2029, đảm bảo đời sống phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc.


Thực hiện kế hoạch hoạt động đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2025, từ ngày 6-10/5, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền làm trưởng đoàn, thăm và làm việc tại Liên bang Nga.
Tập đoàn TH đã tổ chức Lễ Khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch với công suất hàng đầu tại Nga vào ngày 11/5.
Theo dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) sắp được trình Quốc hội thông qua thì trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng khi tham gia quảng cáo được quy định rõ ràng và chặt chẽ hơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên Bang Nga Dmitry Medvedev vào ngày 9/5 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Moscow.
Hà Nội hiện đang bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới hiện đại, xây dựng mô hình nông thôn sinh thái, nông thôn thông minh, tích hợp giữa công nghệ số và gìn giữ giá trị truyền thống, giữa phát triển kinh tế với bảo vệ cảnh quan, văn hóa làng xã.
Vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo trên nền tảng số, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của người nổi tiếng, KOL, YouTuber, TikToker... khi quảng cáo sản phẩm đã làm "nóng" nghị trường, trong phiên Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
0