25 phường tại 5 quận của Hà Nội dự kiến sáp nhập
Theo phương án của thành phố Hà Nội, quận Đống Đa sẽ giảm hai phường, trong đó sáp nhập phường Khâm Thiên và Trung Phụng; phường Ngã Tư Sở nhập vào Khương Thượng và Thịnh Quang; Trung Tự vào Phương Liên và Kim Liên.
Quận Hà Đông giảm hai phường khi nhập Yết Kiêu, Nguyễn Trãi và Quang Trung thành một phường mới.
Quận Hai Bà Trưng giảm ba phường sau khi nhập Đồng Nhân và Đống Mác, Quỳnh Lôi với Bạch Mai, Cầu Dền vào Bách Khoa và Thanh Nhàn.

Quận Long Biên giảm một phường khi nhập Sài Đồng vào Phúc Đồng và Phúc Lợi. Quận Thanh Xuân giảm hai phường do sáp nhập Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam, Hạ Đình vào Kim Giang.
Thành phố cho hay, phần lớn các phường sau khi sáp nhập vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định, nhưng do các yếu tố đặc thù nên không thể nhập thêm đơn vị hành chính khác liền kề.
Tại các huyện, Ứng Hòa có số xã giảm lớn nhất khi nhập 14 xã thành 5 xã (giảm 9); Thường Tín, Đan Phượng và Quốc Oai cùng giảm 4 xã. Thị xã Sơn Tây giảm 2 phường: nhập phường Lê Lợi, phường Ngô Quyền và phường Quang Trung thành một phường mới.

Sau khi thực hiện việc sắp xếp, thành phố có 30 đơn vị hành chính cấp huyện (17 huyện, 12 quận, một thị xã) và dự kiến có 509 đơn vị hành chính cấp xã (321 xã, 168 phường, 20 thị trấn), số phường xã thị trấn hiện nay là 579.
Thành phố cho biết sẽ thực hiện tốt việc sắp xếp, bố trí, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp đơn vị hành chính. Các địa phương liên quan rà soát, xác định rõ số lượng cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp để có phương án hỗ trợ.
Tại kỳ họp cuối năm 2023, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã, viên chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của Hà Nội, thành phố có 173 phường xã phải sáp nhập, trong đó có 79 xã, 87 phường và 7 thị trấn. Tuy nhiên do những yếu tố đặc thù về lịch sử, địa lý, quy mô dân số... nên thành phố dự kiến chỉ giảm được 70 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó giảm được 54 xã và 15 phường.
Dự kiến phương án này sẽ được trình HĐND thành phố xem xét thông qua tại kỳ họp chuyên đề cuối tháng 3. Sau đó, thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.


Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 21/5 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Ban Thường vụ Đảng ủy UBND thành phố Hà Nội ngày 20/5 đã tổ chức hội nghị công bố các quyết định chuyển giao, tiếp nhận 4 đảng bộ tổng công ty.
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong chiều 20/5 đã chủ trì tiếp Đoàn đại biểu Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc, tới chào xã giao lãnh đạo Thành uỷ nhân chuyến công tác tại Hà Nội.
Dự án đường Vành đai 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A sắp thi công trở lại sau nhiều năm "đắp chiếu" do gặp vướng mắc.
Đường Vành đai 3,5 đoạn qua huyện Hoài Đức đang được nhà thầu thi công hoàn thiện sau khi nhận đủ mặt bằng, dự kiến hoàn thành trong năm nay.
6 cầu vượt sông Hồng mà UBND Hà Nội lên kế hoạch khởi công trong năm nay bao gồm: Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc, Ngọc Hồi.
0