2% đến 8% dân số mắc rối loạn thích ứng
Tiến sĩ - Bác sĩ Dương Minh Tâm - Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, rối loạn sự thích ứng được đặc trưng bởi một phản ứng cảm xúc với một sự kiện căng thẳng. Thông thường, yếu tố gây căng thẳng liên quan đến các vấn đề làm thay đổi điều kiện sống của người bệnh, ví dụ như thay đổi nơi ở, công việc, sức khỏe của người bệnh đòi hỏi bệnh nhân thích ứng với điều kiện mới.
Rối loạn sự thích ứng sẽ để lại hậu quả rất lớn cho bệnh nhân tùy thuộc vào từng cá thể, độ tuổi. Đa phần các bệnh nhân sẽ có những ảnh hưởng lâu dài như: mất ngủ; cách ly xã hội, xung đột hôn nhân hoặc gia đình; suy giảm khả năng làm việc; nghiện rượu, sử dụng ma túy; rối loạn trầm cảm; rối loạn lo âu; rối loạn nhân cách chống đối xã hội; tự hủy hoại; ý tưởng và hành vi tự sát. Vì vậy yếu tố dự phòng rối loạn thích ứng rất quan trọng.
Theo các bác sĩ, điều trị rối loạn sự thích ứng mục tiêu là giúp bệnh nhân thích ứng được với hoàn cảnh mới. Rối loạn thích ứng nếu không được điều trị sẽ gia tăng các rối loạn tâm thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.


Thành phố Hà Nội đã ghi nhận gần 1.400 trường hợp mắc sởi trong ba tháng đầu năm, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm.
Cục An toàn Thực phát hiện trong 5 mẫu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Man Plus Gold có chứa Sildenafil, Tadalafil với hàm lượng khác nhau.
Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
0