149 người ngộ độc bánh mì do pate nhiễm khuẩn Salmonella
Cụ thể, trong 51 mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân có 29 mẫu nhiễm vi khuẩn Salmonella, xét nghiệm bốn mẫu thực phẩm lấy tại tiệm Hồng Ngọc gồm chả lụa, jambon (chả đỏ), pate gan, xúc xích tỏi, dưa chua (củ cải trắng), thì món pate gan cũng nhiễm khuẩn này.
Sở Y tế kết luận: "Vi khuẩn Salmonella có trong pate gan gây ngộ độc cho người ăn bánh mì thịt".
Trước đó, chiều 6/8, Công ty may Thái Dương thành phố Hồng Ngự mua 33 ổ bánh mì của tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 cho công nhân tăng ca ăn khuya. Tổng cộng 31 công nhân tăng ca thì 29 người đã ăn bánh mì, sau đó bị ngộ độc (19 người nhập viện, 10 người điều trị tại nhà), riêng hai người không ăn thì sức khỏe bình thường.

Ngày 7/8, cơ quan chức năng yêu cầu tiệm Hồng Ngọc 12 ngưng hoạt động. Thế nhưng trong gần một tuần sau, nhiều người dân lần lượt nhập viện với triệu chứng tương tự các công nhân, và đều xuất hiện bất thường sau khi ăn bánh mì Hồng Ngọc. Tổng cộng 149 người bị ngộ độc, bao gồm số công nhân trên. Hiện 142 bệnh nhân đã xuất viện, 7 người còn đang điều trị, sức khỏe tạm ổn.
Kết luận điều tra cũng ghi nhận tiệm Hồng Ngọc vẫn bán các thực phẩm khác ngoài bánh mì thịt dù bị cơ quan chức năng yêu cầu ngừng hoạt động ngay sau khi 20 công nhân ngộ độc nhập viện. Tiệm Hồng Ngọc cũng thiếu một số hợp đồng nguyên liệu, tủ bày bán thức ăn không có trang bị dụng cụ chống côn trùng hay động vật gây hại xâm nhập, quy trình sản xuất thực phẩm không theo nguyên tắc một chiều.

Sở Y tế Đồng Tháp kiến nghị UBND thành phố Hồng Ngự phạt tiệm bánh mì Hồng Ngọc về "hành vi bán thực phẩm gây ngộ độc từ 5 người trở lên", mức phạt 80 - 100 triệu đồng. Ngoài ra, tiệm có thể bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm trong 3 - 5 tháng.
Vào tháng 5/2024 vừa qua, tại tỉnh Đồng Nai cũng xảy ra vụ việc 568 người ngộ độc sau ăn bánh mì, dương tính với khuẩn Salmonella và E.coli.
Salmonella là thủ phạm gây nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống, sinh độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Salmonella phát triển rất nhanh ở môi trường nóng ẩm (35-37 độ C), phát tán ra môi trường và bám vào thực phẩm như thịt, trứng gia cầm.
Việc soát vi khuẩn Salmonella và E.coli không chỉ bảo vệ an toàn sức khỏe cho người dân mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi Việt Nam trên trường quốc tế.


Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.
Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.
Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.
Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.
Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.
Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.
0