14 tỉnh trong cả nước sẵn sàng tham gia Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III

(HanoiTV) - Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III tại tỉnh Lai Châu, năm 2021 vừa tổ chức họp để chuẩn bị sẵn sàng cho Ngày hội. Dự định tổ chức với quy mô sự kiện lớn với sự tham gia của 14 tỉnh trong cả nước.

Ban Tổ chức dự kiến Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ 24 - 26/12/2021 tại TP. Lai Châu với sự tham gia của 14 tỉnh có đồng bào dân tộc Mông sinh sống gồm: Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Đắk Lắk.

Với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển", Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như Liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc Mông; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa dân tộc Mông; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch của 14 tỉnh tham gia Ngày hội; thi giã bánh giầy; triển lãm “Đặc trưng văn hóa dân tộc Mông trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam”; hoạt động thể thao quần chúng dân tộc Mông; tổ chức đoàn Famtrip (các hãng lữ hành trong nước) khảo sát du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại tỉnh Lai Châu....

Theo đó, công tác chuẩn bị đang được tiến hành khẩn trương, chu đáo. Sở VHTTDL đã tham mưu cho UBND tỉnh Lai Châu gửi thông báo đến các tỉnh tham gia Ngày hội; giao nhiệm vụ cho các tiểu ban nội dung, tuyên truyền khánh tiết và thi đua khen thưởng, hậu cần, an ninh,... triển khai các hoạt động chuẩn bị cho Ngày hội. Đặc biệt, chú trọng việc đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III năm 2021 là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với tỉnh Lai Châu nói riêng và các địa phương tham gia nói chung.

Đây cũng là dịp để các tỉnh thành tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo tồn nét đẹp trong văn hóa dân tộc Mông; góp phần kích cầu du lịch, xây dựng và phát triển văn hóa truyền thống, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ là hoạt động trưng bày mà còn là hành trình ngược dòng ký ức. Từng bức ảnh, từng dòng chữ, từng kỷ vật... tất cả góp phần tái hiện sinh động bức tranh tổng thể của mùa Xuân đại thắng.

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.

Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.

Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.

Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.