11 đại học Việt Nam trong Bảng xếp hạng đại học châu Á

Chiều 8/11, tổ chức Quacquarelli Symonds công bố bảng xếp hạng cơ sở giáo dục đại học châu Á 2023 (QS Asia University Rankings 2023). 11 đại học của Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng đều là những gương mặt cũ nhưng có sự xáo trộn về thứ hạng.
Top 10 đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng Đại học tốt nhất châu Á năm 2023 của QS. Ảnh: Chụp màn hình

Theo đó, Trường Đại học Tôn Đức Thắng vị trí 138; Trường Đại học Duy Tân vị trí 145; Đại học Quốc gia Hà Nội ở vị trí 162 châu Á;  Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vị trí 167; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vị trí 248; Đại học Huế nhóm 351 - 400; Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nhóm 401 - 450; Đại học Đà Nẵng nhóm 501 - 550; Đại học Cần Thơ nhóm 551-600; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhóm 551 - 600; Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhóm 651 - 700. 

Trong kỳ xếp hạng QS AUR 2023, Tổ chức QS đã xếp hạng cho 760 cơ sở giáo dục đại học của châu Á (trong đó có 34 cơ sở giáo dục đại học lần đầu được xếp hạng). Kết quả xếp hạng này được dựa trên phân tích phản hồi từ trên 151.000 học giả và 99.000 nhà tuyển dụng trên toàn thế giới; cùng với đó, QS đã phân tích hơn 117,8 triệu trích dẫn (trong giai đoạn 2016 - 2021) từ 16,4 triệu công bố khoa học (trong giai đoạn 2016 - 2020).

Về tiêu chí và trọng số xếp hạng, QS AUR 2023 giữ nguyên phương pháp xếp hạng khi đánh giá các cơ sở giáo dục đại học theo 11 chỉ số: Đánh giá của học giả (30%); Đánh giá của nhà tuyển dụng (20%); Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%); Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Số bài báo khoa học/giảng viên (5%); Tỉ lệ trích dẫn/bài báo khoa học (10%); Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); Tỷ lệ giảng viên quốc tế (2,5%); Tỷ lệ sinh viên quốc tế (2,5%); Tỷ lệ sinh viên đến trao đổi (2,5%) và Tỷ lệ sinh viên đi trao đổi (2,5%).

QS là một trong ba tổ chức xếp hạng đại học có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Anh, bên cạnh bảng xếp hạng của THE (Anh) và Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.

Góp ý về quy định quyền nhà giáo được dạy thêm trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng, học thêm là nhu cầu thực tế của nhiều học sinh, phụ huynh và gia đình. Bên cạnh việc khuyến khích người học tự học, tự nghiên cứu thì cần nhà giáo định hướng, hướng dẫn là nhu cầu chính đáng. Và cần xem dạy thêm như một nghề có thu.

Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng đã và đang được Trường Tiểu học Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chú trọng, với mục tiêu tạo dựng môi trường học tập và làm việc thoải mái, sáng tạo để “Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”.

Ở lứa tuổi trung học phổ thông, nhiều em học sinh đã có những rung động, tình yêu đầu đời. Tuy nhiên, lứa tuổi này cũng dễ bị tổn thương nếu không được trang bị đầy đủ các kiến thức về lối sống, tâm lý, giới tính. Giáo dục giới tính cho học sinh hiện được nhiều trường học, các thầy cô giáo chú trọng để nâng cao kỹ năng sống cho các em.

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.