107 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Gốm nghệ thuật Việt Nam 2021
Triển lãm chuyên đề nhằm giới thiệu những tìm tòi, sáng tạo của các tác giả trong cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật gốm trong đời sống đương đại.

Sau hơn 4 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 278 tác phẩm của 120 tác giả thuộc 25 tỉnh/thành phố gửi về tham dự. Hội đồng Nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập, đã tuyển chọn 107 tác phẩm, bộ tác phẩm của 56 tác giả để trưng bày triển lãm. Trong đó, 6 giải thưởng đồng hạng được trao cho các tác phẩm có chất lượng xuất sắc thuộc hai loại hình gốm nghệ thuật và gốm ứng dụng.
Đây là dịp để công chúng yêu nghệ thuật được chiêm ngưỡng sự đa dạng của các chất liệu gốm, sự phong phú trong tạo hình tác phẩm. Theo đó, bên cạnh tác phẩm gốm nghệ thuật của các họa sỹ, nhà điêu khắc với cách tiếp cận chất liệu và hình thức đa dạng, mới mẻ… nhiều tác phẩm gốm ứng dụng của nghệ nhân tài hoa từ các làng nghề gốm cổ truyền cũng tạo những ấn tượng đặc biệt.
Ngoài những tác phẩm gốm trang trí, nhiều tác phẩm gốm giàu ý tưởng nghệ thuật, có nội dung xã hội, triết lí nhân sinh sâu sắc, có cấu trúc điêu khắc rõ rệt... Sự kết hợp các yếu tố tạo hình của hội họa, ngôn ngữ của điêu khắc trong sáng tạo kiểu dáng, sự kế thừa tinh hoa của gốm truyền thống với tìm tòi mới trong màu men, hình khối, trang trí… đã tạo nên những tác phẩm gốm hiện đại mang giá trị thẩm mỹ cao.


Triển lãm “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng” đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ là hoạt động trưng bày mà còn là hành trình ngược dòng ký ức. Từng bức ảnh, từng dòng chữ, từng kỷ vật... tất cả góp phần tái hiện sinh động bức tranh tổng thể của mùa Xuân đại thắng.
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
0