10.000 doanh nghiệp Nhật Bản phá sản

Trong năm 2024, Nhật Bản ghi nhận hơn 10.000 doanh nghiệp phá sản, cao nhất 11 năm qua, trong bối cảnh thiếu hụt lao động và giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao do đồng yen mất giá.

Theo số liệu vừa được công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố, năm qua, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản tăng 15,1% so với năm 2023, tăng trong năm thứ ba liên tiếp, đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng nợ phải trả là 2.340 tỷ yen ( tương đương gần 15 tỷ USD), giảm 2,4% so với năm 2023.

Xét theo ngành nghề, lĩnh vực dịch vụ, bao gồm nhà hàng, ghi nhận số vụ phá sản cao nhất, lần đầu tiên vượt mốc 3.000 vụ kể từ năm 1990. Tiếp theo là ngành xây dựng. Số vụ phá sản do không tìm được người tiếp quản doanh nghiệp tăng lên tới 462 vụ, cũng là mức cao kỷ lục.

Năm 2024, một số doanh nghiệp Nhật Bản đã tránh được phá sản nhờ việc tái cấp vốn cho các khoản vay. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này có thể vẫn tiếp tục gặp khó khăn nếu không cải thiện tình hình kinh doanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.

Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).

Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.

Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi đề xuất tới Chính phủ và các bộ, ngành về việc giảm thuế nhập khẩu thủy sản Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.