10 sự kiện nổi bật ngành tài chính năm 2024
Ngay từ đầu năm, ngành tài chính đã kịp thời đưa ra các chính sách thuế hỗ trợ người dân cũng như doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Tổng quy mô gói hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2024 khoảng 197 nghìn tỷ đồng; trong đó nổi bật là giảm 2% thuế suất thuế GTGT đối với hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ, giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với với ô tô lắp ráp trong nước…
Cùng với đó, ngành tài chính đã quyết liệt chuyển đổi số và ứng dụng AI trong quản lý ngân sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật, đồng thời khẩn trương triển khai tinh gọn bộ máy cũng như tập trung tháo gỡ các vướng mắc, chủ động sẵn sàng cho tổng kiểm kê tài sản công.
Nhờ vậy, thu ngân sách nhà nước về đích sớm, ước đạt khoảng 2.025,4 nghìn tỷ đồng, bằng 119,1% dự toán, tăng 15,5% so với năm trước. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia được đánh giá tích cực. Giá cả thị trường cơ bản ổn định, CPI tăng 3,69%, lạm phát cơ bản tăng 2,7%.
Thêm vào những thành công kể trên, Ngày 28/11/2024, tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, 100% đại biểu Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021-2026.


Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
0