10 đại học đào tạo khoa học máy tính tốt nhất thế giới

Trong bảng xếp hạng 10 đại học đào tạo Khoa học máy tính tốt nhất thế giới do tổ chức Times Higher Education (THE) công bố hôm 26/10, có 5 trường ở Mỹ, 2 trường ở Anh. Ba trường còn lại đến từ Thụy Sĩ, Singapore và Đức.
Đại học Oxford lần thứ 5 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng này. Trường đạt 92,6 điểm, cách biệt 0,2 điểm so với đại học ở vị trí số 2 là Viện Công nghệ Massachusetts. Ở vị trí số ba là Đại học Stanford với 91,8 điểm, tụt một hạng so với năm ngoái và đổi chỗ cho MIT.
Xếp ở vị trí thứ 4 là Viện Kỹ thuật Liên bang Thụy Sĩ (ETH Zurich) với 90,8 điểm, không thay đổi thứ hạng so với năm ngoái, nhưng tụt hai bậc so với năm 2019. Học phí của trường thấp thứ hai trong top 10 với 1.463 USD (khoảng 38 triệu đồng) một năm.
Đại học Carnegie Mellon ở vị trí số 5, đạt 90 điểm, tăng một bậc. Đây là trường thu học phí cao nhất trong top 10 với 61.344 USD (1,5 tỷ đồng) một năm. Đại học Cambridge của nước Anh năm nay xếp ở vị trí thứ 6, tụt hai bậc so với 2022.
Đại diện duy nhất của châu Á là Đại học Quốc gia Singapore ở vị trí số 7. Trường này liên tục tăng hạng trong 3 năm qua, từ vị trí số 11 năm 2020 vào top 10 năm 2021, xếp thứ 8 năm 2022. Trong top 10, trường có mức học phí thấp thứ ba, thu 12.485 USD (khoảng 310 triệu đồng) một năm.
Giữ vững được vị trí số 8 là Đại học California, Berkeley. Xếp thứ 9 là Đại học Harvard, tụt hai bậc so với năm ngoái. Đại học Kỹ thuật Munich lần đầu tiên vào top 10 sau nhiều năm đứng ở vị trí thứ 14 và 16. Đây là trường có học phí rẻ nhất trong bảng xếp hạng, khoảng 276 USD (hơn 6,8 triệu đồng) một năm.
Bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực của THE dựa trên ba nguồn dữ liệu: kết quả khảo sát do THE thực hiện độc lập, số lượng công bố khoa học trên hệ thống Scopus (hệ thống dữ liệu uy tín trên thế giới, đăng tải tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) và dữ liệu do trường đại học cung cấp. Kết quả xếp hạng được đánh giá dựa trên năm nhóm tiêu chí, gồm: Giảng dạy (Teaching), Nghiên cứu (Research), Trích dẫn (Citation), Thu nhập từ chuyển giao công nghệ (Industry income) và Triển vọng quốc tế (International outlook).
Năm nay, Việt Nam có 6 đại diện được xếp hạng ở 7/11 ngành học, trong đó hai ngành vào top 200 thế giới là Khoa học máy tính, Lâm sàng và Sức khỏe, lần lượt tại Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Duy Tân.
Bảy đại học của Việt Nam cũng nằm trong bảng xếp hạng theo nhóm ngành của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS). Thứ hạng cao nhất thuộc về ngành Kỹ thuật - Dầu khí của Đại học Quốc gia TP HCM với vị trí trong top 50-100.
THE và QS là hai tổ chức xếp hạng đại học có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Anh.


Làm thế nào để du học sinh vượt qua những rào cản văn hoá và ngôn ngữ khi đi du học? Hãy cùng lắng nghe những lời khuyên bổ ích từ cô Nguyễn Thị Thu Hà - Giảng viên Khoa Tiếng Hàn toàn cầu tại Trường Đại học Dongshin.
Trong số các du học sinh, có không ít người đã chọn khởi nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ không chỉ muốn tích lũy thêm kỹ năng thực tế mà còn khao khát tạo dựng sự nghiệp độc lập ngay trên đất khách. Chính sự năng động, quyết đoán và khả năng thích ứng của những người trẻ này đã làm phong phú thêm bức tranh đa dạng của cộng đồng du học sinh, đồng thời truyền cảm hứng cho các thế hệ sinh viên sau này về sự mạnh mẽ trong việc theo đuổi con đường riêng của mình.
Hành trình chinh phục tiếng Việt của những người bạn Hàn Quốc không chỉ là một câu chuyện về sự nỗ lực và đam mê học hỏi, mà còn minh chứng cho sự kết nối mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Việt - Hàn. Những câu chuyện này chắc chắn sẽ tiếp thêm động lực cho những bạn trẻ Việt Nam đang ấp ủ giấc mơ học tập và làm việc tại Hàn Quốc.
Chương trình học bổng du học Italia “Invest Your Talent in Italy” năm học 2025-2026 đã bắt đầu được đăng tải trực tuyến.
Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Học bổng Chính phủ Australia bậc Thạc sĩ, nhập học năm 2026, bắt đầu nhận hồ sơ của công dân Việt Nam từ ngày 1/2 đến 30/4/2025.
Những năm gần đây, du học không còn là mơ ước quá xa vời đối với nhiều người trẻ. Vì họ ngày càng có thêm nhiều lựa chọn, trong đó có những nền giáo dục ở những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức học phí và chi phí sinh hoạt tương đối phù hợp với người Việt. Chưa kể đến khoảng cách địa lý và các chính sách học bổng đáng kể dành cho sinh viên Việt Nam.
0