Bộ Xây dựng lập đoàn kiểm tra quản lý chi phí 7 địa phương
Bộ Xây dựng cho biết từ ngày 16/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 252/CĐ-TTg về việc đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và Văn bản số 2360/VPCP-CN ngày 15/4/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc biến động giá nhiên, vật liệu đối với các dự án công trình xây dựng giao thông trên cả nước nhất là tại 7 địa phương nêu trên.
Trong bối cảnh thị trường vật liệu xây dựng đang có biến động giá mạnh, việc giải ngân các dự án đầu tư công bị chậm tiến độ, kế hoạch kiểm tra của Bộ Xây dựng nhằm theo sát thực tế, chia sẻ và tiếp thu các khó khăn, vướng mắc; làm rõ thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương để cùng nhau tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thời gian sớm nhất. Mục tiêu là đưa các dự án về đích đúng tiến độ, kịp thời phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Theo kế hoạch, đoàn kiểm tra sẽ đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém, những khó khăn vướng mắc trong quản lý nhà nước về quản lý chi phí, hợp đồng xây dựng trong hoạt động đầu tư xây dựng tại 7 địa phương gồm Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Nai và Lâm Đồng.

Qua đó, kịp thời chấn chỉnh và đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định; tổ chức thực hiện, quản lý hiệu quả chi phí đầu tư xây dựng công trình, nâng cao vai trò, trách nhiệm các sở, ngành tại địa phương về việc tham mưu, xây dựng, thẩm định, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng, việc quản lý và thực hiện hợp đồng xây dựng đáp ứng với tình hình xây dựng mới trong giai đoạn tới.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu việc kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, trung thực, không gây trở ngại đến hoạt động của các đơn vị được kiểm tra; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, để đảm bảo việc kiểm tra mang tính toàn diện, trọng tâm, trọng điểm. Kết quả kiểm tra phải được tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng sau khi tiến hành kế hoạch kiểm tra.
Nội dung kiểm tra sẽ tập trung vào 5 vấn đề lớn: Công tác chỉ đạo điều hành của địa phương về vật liệu xây dựng, việc ban hành quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; việc ban hành đơn giá vật liệu đặc thù của các địa phương.
Công tác quản lý, công bố giá vật liệu, thiết bị xây dựng, chỉ số giá xây dựng từ năm 2021 đến nay; công tác thẩm định tổng vốn đầu tư, dự toán xây dựng các công trình; việc tuân thủ cơ sở pháp lý của các hợp đồng xây dựng đối với một số công trình trọng điểm, tiến độ các công trình, việc điều chỉnh giá hợp đồng.
Cùng đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương lập báo cáo nội dung kiểm tra, thời gian hoàn thành báo cáo gửi Bộ Xây dựng theo kế hoạch kiểm tra tại từng địa phương. Thời gian tổ chức thực hiện kiểm tra dự kiến trong quý II và III của năm 2022; thời gian kiểm tra tại mỗi địa phương từ 3-5 ngày và tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra vào quý III tới.


Huyện Mê Linh và Ứng hòa vừa tổ chức đấu giá thành công hơn 100 thửa đất với giá trúng cao nhất là hơn 55 triệu đồng/m2.
Nghị quyết 171/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đã tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, giúp gia tăng nguồn lực đất đai cho phát triển nhà ở.
Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất Nhà nước năm 2024 cho các trường hợp trả hàng năm.
Nghị định 75 của Chính phủ sẽ gỡ vướng cho 343 khu đất của hơn 300 doanh nghiệp, với tổng diện tích đất lên tới gần 2.000 ha.
Nhiều địa phương tại Hà Nội như Mỹ Đức, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phúc Thọ có kế hoạch tổ chức các phiên đấu giá đất trong tháng 4/2025.
Hàng trăm hecta đất tại Nhơn Trạch - vùng đất vàng phía Đông TP. HCM - đang bị bỏ hoang, trong khi hàng nghìn người dân vẫn khao khát có một nơi an cư.
0